ĐỪNG
ĐỪNG nên có vợ ; Các Ông !
ĐỪNG nên đưa cổ đeo gông vào người
ĐỪNG nên miệng méo khi cười
ĐỪNG nên khốn khổ như người tù sai
ĐỪNG nên hành tội cái tai
ĐỪNG nên để nó nghe hoài lệnh ban
ĐỪNG nên hoá kiếp đời tàn
ĐỪNG nên đêm tối kêu than thở dài
ĐỪNG nên để giựt tóc mai
ĐỪNG nên phí sức trả bài ngày đêm
ĐỪNG nên để túi lủng thêm
ĐỪNG cho lưng , gối đau rêm hàng ngày
ĐỪNG nên để mất đời trai
Lấy vợ là chuyện hỡi ai xin ĐỪNG
NÊN
NÊN đi cưới vợ cho ngay
Phố phường mất bóng hàng ngày chạy rông
NÊN ôm lấy một bóng hồng
Mai này khỏi phải chổng mông mà gào
NÊN tìm người mộng xem sao
Mùa đông không phải sắm bao chăn dầy
Gia đình hạnh phúc NÊN xây
Cơm no bò cưỡi vui vầy hàng đêm
NÊN tìm người vợ theo kèm
Hết đi lạc bước lem nhem đêm về
NÊN tròn tình nghĩa phu thê
NÊN giữ đúng chuyện đi, về có nhau
NÊN nhớ cho mỗi một câu
Vợ Chồng là nợ dài lâu suốt đời
Trang thông tin chung của Ban Liên lạc Cựu học sinh Trường THPT Bình Phú - Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, Niên khoá 93-94 - Nơi gặp gỡ, trao đổi, liên lạc, chia sẻ của tất cả các bạn thành viên của Ban Liên lạc.
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011
“Bố ơi!”
Có 2 vợ chồng sinh được 1 đứa con trai rất kháu khỉnh. Tuy nhiên, đến tận 2 tuổi nó vẫn chưa biết nói.
Dù cả nhà cố gắng tập nói nhưng thằng bé cũng chỉ kêu vài tiếng ú ớ.
Rồi đến năm 3 tuôi... rồi 4 tuổi... nó vẫn chẳng nói được câu nào.
Phải đến lần sinh nhật thứ 5 thằng bé mới nói được 1 câu: "Ông Ngoại"!.
Khỏi phải nói cả gia đình sướng đến phát điên, mở tiệc ăn mừng tưng bừng. Nhưng vài ngày sau thì ông ngoại thằng bé qua đời...
Thế rồi nó lại rơi vào im lặng suốt 1 tháng.
Sau 1 tháng đó thằng bé lại bật ra được 1 câu nữa: "Bà Ngoại".
Thế là bà ngoại thằng bé cũng theo ông ngoại của nó mà qua đời.
Rồi nó lại rơi vào im lặng. Cả nhà bắt đầu thấy lo sợ...
Thế rồi ngày đó cũng đến, thằng bé cất tiếng gọi: “Bố ơi!”.
Người bố buồn chán, ăn một bữa cơm ngon cuối cùng trong đời rồi lên giường nằm chờ trời sáng, đợi cái chết. Đợi lâu quá ông ta ngủ quên mất.
Sáng sớm hôm sau ông ta bị đánh thức bởi tiếng kêu khóc thảm thiết từ bên nhà hàng xóm.
Ông hàng xóm đã qua đời. !!
Dù cả nhà cố gắng tập nói nhưng thằng bé cũng chỉ kêu vài tiếng ú ớ.
Rồi đến năm 3 tuôi... rồi 4 tuổi... nó vẫn chẳng nói được câu nào.
Phải đến lần sinh nhật thứ 5 thằng bé mới nói được 1 câu: "Ông Ngoại"!.
Khỏi phải nói cả gia đình sướng đến phát điên, mở tiệc ăn mừng tưng bừng. Nhưng vài ngày sau thì ông ngoại thằng bé qua đời...
Thế rồi nó lại rơi vào im lặng suốt 1 tháng.
Sau 1 tháng đó thằng bé lại bật ra được 1 câu nữa: "Bà Ngoại".
Thế là bà ngoại thằng bé cũng theo ông ngoại của nó mà qua đời.
Rồi nó lại rơi vào im lặng. Cả nhà bắt đầu thấy lo sợ...
Thế rồi ngày đó cũng đến, thằng bé cất tiếng gọi: “Bố ơi!”.
Người bố buồn chán, ăn một bữa cơm ngon cuối cùng trong đời rồi lên giường nằm chờ trời sáng, đợi cái chết. Đợi lâu quá ông ta ngủ quên mất.
Sáng sớm hôm sau ông ta bị đánh thức bởi tiếng kêu khóc thảm thiết từ bên nhà hàng xóm.
Ông hàng xóm đã qua đời. !!
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
HOP LOP 20-11
Chủ nhật (20/11/2011), 9h
các bạn trong khóa 93-94 Bình Phú tập hợp tại Trường Bình Phú nhé các bạn. Ai
biết tin thì nhắn các bạn cùng khóa biết để đi nhé. Rất mong các bạn sắp xếp
thời gian họp lớp một lần.
(Khi đi nhớ mang theo .. tiên .. huyền và chồng/ vợ, con theo lun, níu cóa nhá, níu ko cóa thì mang theo ….bồ, người iu gì cũng được !)
KHÓA 93-94
(Khi đi nhớ mang theo .. tiên .. huyền và chồng/ vợ, con theo lun, níu cóa nhá, níu ko cóa thì mang theo ….bồ, người iu gì cũng được !)
Trân trọng,
Ban Tổ chức
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ NỘI DUNG CHUẨN BỊ
THÀNH LẬP HỘI
STT
|
NỘI DUNG
CHUẨN BỊ
|
CHỊU TRÁCH
NHIỆM
|
1
|
Liên
hệ thầy Vũ, mượn phòng làm việc, mời thầy Ân, Cô Phượng, Thầy Vinh, chuẩn bị
lẵng hoa + băng gôn
|
Thành
|
2
|
In
quy chế, chương trình làm việc, danh sách
|
Thành
|
3
|
Đặt
quà cho Thầy/Cô
|
Thắng
|
4
|
Máy
chụp hình, quay phim
|
Phúc
|
5
|
Ghi
sổ của thư ký
|
Bình
|
6
|
Cập
nhật thông tin hội
|
Minh
|
7
|
Ban
tổ chức
|
Thành,
Thắng, Bình, Minh, Duyên
|
8
|
Dự
kiến thành phần bầu Hội trưởng và 02 hội phó
|
Thành,
Thắng, Bình, Minh, Lợi, Giang, Tâm
|
9
|
Dự
kiến thành phần bầu Thư ký hội
|
Duyên,
Thư, Mai Linh
|
10
|
Liên
hệ các bạn ở An Tây, Phú An, An Điền
|
Bình
+ Thắng
|
11
|
Liên
hệ các bạn ở Tân An, Tương Bình Hiệp, Hiệp An
|
Minh
+ Long
|
12
|
Liên
hệ các bạn ở trung tâm thị xã
|
Thành
|
13
|
Liên
hệ các bạn ở Hòa Lợi, bên bưu điện và Mỹ Phước
|
Trí
+ Đồng
|
14
|
Liên
hệ các bạn ở TP.HCM và nơi khác
|
Duyên
|
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC (DỰ KIẾN)
THÀNH LẬP HỘI CỰU HỌC SINH TRƯỜNG THPT
BÌNH PHÚ NIÊN KHÓA 93-94
- Thời gian tổ chức: 09 giờ 30, ngày 20 tháng 11 năm 2011
- Địa điểm tổ chức: Tại trường Bình Phú – Ngã tư Sở Sao –
Thủ Dầu Một – Bình Dương.
STT
|
THỜI GIAN
|
NỘI DUNG
|
PHỤ TRÁCH
|
GHI CHÚ
|
1
|
9h
– 9h30
|
Đón tiếp Quý Thầy/Cô cùng
các bạn về trường
|
Thành, Thắng, Bình, Minh
|
|
2
|
9h30-9h40
|
Tuyên bố lý do, giới thiệu
thầy cô, BTC, thư ký
|
Bình/Minh
|
|
4
|
9h40 – 9h45
|
Thông qua một số nội dung
làm việc
|
Thắng
|
|
5
|
9h45 – 10h15
|
Đóng góp ý kiến và thông
qua Quy chế Hội
|
Thành
|
|
6
|
10h15 – 10h30
|
Bầu Hội liên lạc và Thư ký
|
Thành, Thắng, Bình, Minh
|
|
7
|
10h30 – 10h35
|
Góp ý và quyết định ngày
họp mặt hàng năm của Hội
|
Hội trưởng và 02 hội phó
|
|
8
|
10h35 – 10h40
|
Góp ý và quyết định mức phí
hàng năm của hội viên
|
Hội trưởng và 02 hội phó
|
|
9
|
10h40 – 10h45
|
Hướng sử dụng phí của Hội
|
Hội trưởng và 02 hội phó
|
|
10
|
1045 – 10h50
|
Thư ký thông qua Biên bản
|
Thư ký
|
|
|
??
|
Phát biểu của Thầy cô
|
|
|
11
|
10h50
|
Thông qua bế mạc
|
Hội trưởng
|
|
12
|
11h00
|
Dùng tiệc thân mật
|
Hội trưởng
|
|
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
10 điều tuổi trẻ thường lãng phí..!
Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
1.Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
2.Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
3.Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
4.Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
5.Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
6.Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
7.Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
8.Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
9.Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
10.Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
1.Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
2.Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
3.Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
4.Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
5.Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
6.Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
7.Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
8.Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
9.Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
10.Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
TẶNG EM - PHỤ NỮ - NHÂN NGÀY 8/3
Em cứ ngồi ngắm hoa
Em cứ ca cứ hát.
Anh sẽ lo rửa bát
Anh sẽ lo quét nhà
Anh sẽ lo giặt là
Em uống gì anh pha.
Chợ gần hay chợ xa.
Anh lần ra được hết
Món em ưa anh biết
Em cứ chờ mà xem.
Em đánh phấn xoa kem
Anh nhặt rau vo gạo
Em ung dung đọc báo
Anh tay nấu tay xào
Anh tự làm không sao
Đừng lo gì em nhé.
Tà áo em tuột chỉ
Đưa anh khâu lại giùm
Nho anh mua cả chùm
Buồn mồm em cứ chén.
Bạn gái em mà đến
Cứ vô tư chuyện trò
Anh tắm cho thằng cu
Rồi anh ru nó ngủ
Màn hình bao cầu thủ.
Nghe em hét “Vào rồi”.
Hết một ngày em ơi.
24 giờ thôi nhé!..
(B. M sưu tầm)
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
Thơ “tếu” : ABC và DÂN NHẬU
ABC và DÂN NHẬU
A nh em mình lâu lâu ta gặp lại
B ắt tay nhau vui vẻ chuyện xôm trò
C òn gì hơn ta hãy quẳng gánh lo
D ành giây phút cùng nhau mà thoải mái
Đ ừng lo chi rượu làm cho gan cháy
E dè thì mua gói bò khô cay
G ọt đu đủ bào nhỏ trộn vô này
H á chẳng thành mồi ngon cho nhau uống
Í t ra muốn nốc vào cho dễ xuống
K èm thêm vô vài trái cóc, me chua
L át xoài xanh, hay tầm ruột đầu mùa
M à cạn ly chia nhau niềm vui nhỏ
N âng lên đi ta cạn ly rượu đỏ
Ô i mất vui khi rượu thuốc không còn
P hiền cho ai thiếu Đế sẽ héo hon
Q uên lạc thú trên đời là cái chắc
R ủn đầu gối vì thiếu hơi Cô Nhắc
S ao tay run khi vắng bóng Mạc Ten
T hiếu Uýt Ky thì mắt lại kèm nhèm
Ứ a nước bọt khi chai Vang đã cạn
V ẫn biết rằng chất cay kia là bạn
X in nâng ly ta kết mối tình thâm
Y êu ma men là đúng chứ không lầm
Z dô đi nhé! một, hai, ba cùng cạn
(S. tầm)
A nh em mình lâu lâu ta gặp lại
B ắt tay nhau vui vẻ chuyện xôm trò
C òn gì hơn ta hãy quẳng gánh lo
D ành giây phút cùng nhau mà thoải mái
Đ ừng lo chi rượu làm cho gan cháy
E dè thì mua gói bò khô cay
G ọt đu đủ bào nhỏ trộn vô này
H á chẳng thành mồi ngon cho nhau uống
Í t ra muốn nốc vào cho dễ xuống
K èm thêm vô vài trái cóc, me chua
L át xoài xanh, hay tầm ruột đầu mùa
M à cạn ly chia nhau niềm vui nhỏ
N âng lên đi ta cạn ly rượu đỏ
Ô i mất vui khi rượu thuốc không còn
P hiền cho ai thiếu Đế sẽ héo hon
Q uên lạc thú trên đời là cái chắc
R ủn đầu gối vì thiếu hơi Cô Nhắc
S ao tay run khi vắng bóng Mạc Ten
T hiếu Uýt Ky thì mắt lại kèm nhèm
Ứ a nước bọt khi chai Vang đã cạn
V ẫn biết rằng chất cay kia là bạn
X in nâng ly ta kết mối tình thâm
Y êu ma men là đúng chứ không lầm
Z dô đi nhé! một, hai, ba cùng cạn
(S. tầm)
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
Thủ Dầu Một xưa
Thủ Dầu Một là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn khoảng 20 km về phía bắc.Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành.
Nguồn gốc tên gọi Có hai giả thuyết:
1. Trong thế kỷ 17-18, vùng Bình Dương-Lái Thiêu là nơi định cư của nhiều dân triều Minh chạy trốn triều Thanh,phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi vùng đất nầy là Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây có tên địa phương là Thù du mộc .Dân Bình Dương gọi hai loài thực vật, một cây ngắn ngày là bụp giấm (Hibiscuss abdarffa) và cây thầu dầu (Ricinus communis) bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.
2. Có giải thích khác là nơi có cây Dầu Một, là "cây dầu đứng một mình ở đầu con đường". Không hợp cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là: ngã ba, ngã tư Cây Dầu,nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu.
Bụp giấm.
Thầu Dầu
Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa
Đêm rằm mười sáu trăng treo
Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao)
Năm xưa, có bao chàng trai người Minh Hương bỏ tiền ra mua cho được chiếc giường lèo (giường bằng gổ, có chạm trỗ) với ước mong cưới được những cô con gái Việt hương sắc ở Lái Thiêu ? Không ai biết. Có điều tôi biết chắc là người Sài Gòn xưa mong cuối tuần đi Lái Thiêu đổi gió và ăn trái cây, nhứt là cứ độ từ tháng 5 đến tháng 8, là mùa trái cây ở Lái Thiêu chín rộ.
Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Đất Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Phần với đồng bằng sông Cửu Long nên thế đất bằng phẳng hơi dốc, có độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn trái. Và Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây trải rộng trên diện tích 1,250 ha.
Thuở trước, Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một. Đến tháng 12 năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Đến tháng 10 năm 1956 tỉnh Bình Dương được thành lập, bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một và một phần tỉnh Bình Long, có 5 quận, tỉnh lỵ là Phú Cường. Người Bình Dương trong lịch sử của mình đã làm nên di sản văn hóa miệt vườn “đặc trưng miền Đông” và làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ, đồ gốm và tranh sơn mài, tiếng tăm vang lừng cả nước cho tới ngày nay.
Lái Thiêu cách Sài Gòn khoảng 20 km, thuở xưa là nơi nghỉ cuối tuần tuyệt diệu “dành riêng” cho người Sài Gòn. Lái Thiêu còn nổi tiếng là điểm hò hẹn của các lứa tuổi… Lái Thiệu tuyệt vời như thế nhưng hồi đó đâu phải người Sài Gòn nào cũng biết thưởng thức Lái Thiêu đâu!
Qua khỏi cầu Bình Triệu, theo Quốc lộ 13 đi khoảng 20 phút chúng ta sẽ đi vào Lái Thiêu, một vùng đất vườn cây xanh tốt, mát lạnh (trung bình 26 độ, mùa tết 24 độ C), không khí trong lành. Vào trong làng, sâu vào là những nhà vườn, nơi đây có sông có rạch đưa nước len lỏi vào từng góc vườn, có những con đường đất đỏ quanh co theo các lùm cây rợp bóng trái trĩu trên đầu…
Người Sài Gòn đến Lái Thiêu một phần vì tiếng đồn “Sầu riêng Lái Thiêu”.
Quả không sai! Nói đến Lái Thiêu không thể không nhắc cái tên “Sầu riêng Lái Thiêu”. Trái sầu riêng ở đây được liệt vào hàng ngon, bổ nhứt và đắt giá nhứt. Sầu riêng trồng được ở Lục Tỉnh nhưng trái không ngon bằng sầu riêng trồng ở Lái Thiêu.
Người Pháp gọi trái sầu riêng là Durian, hay Durion. Người Việt mình gọi là sầu riêng, và phải chăng tiếng “sầu riêng” do ta đọc trại từ tiếng “Djoerian” của người Malaysia mà ra chăng? Trái sầu riêng không giống trái mít như có người lầm tưởng!
Cây sầu riêng có tên khoa học là Durio Zibethinus, hay Durio Capparis thuộc họ thảo mộc Malvacées hay Bombacacerae, cùng họ với cây gòn- gạo, cây bông vải. Bổ tách trái sầu riêng ra, bên trong có nhiều múi như trái gòn, trái bông vải.
Cây sầu riêng nguyên thủy mọc ở rừng Malaysia, người ở đây gọi là cây Djoerian. Người Tàu sang Malaysia buôn bán, họ mang hột về trồng tại Ấn Độ, Thái Lan, Cambodia. Đến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, có một số cố đạo truyền giáo Gia Tô theo vô xứ Lái Thiêu, và những nhà truyền giáo nầy đã mang nhiều giống cây trái lạ từ các xứ khác vào đây, trong đó có cây sầu riêng.Người Lái Thiêu kể lại, vào năm 1890 có cố đạo người Pháp tên là Cernot đem hột sầu riêng từ xứ Nam Dương về trồng ở họ đạo Tân Quy. Có lẽ đây là cây sầu riêng đầu tiên của Lái Thiêu?
Cây sầu riêng cao lớn tới 20m. Lá hình bầu hơi dài, hoa mọc ở nhánh, trái to, vỏ có gai rất nhọn. Trái cho nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 5 hột như hột mít. Hột có bao bọc một lớp cơm mềm, màu trắng vàng óng như màu mỡ gà, giống như múi mít mật, mít ráo.
Sầu riêng chín có mùi rất đặc biệt, gọi là mùi sầu riêng. Mùi xuất phát từ lớp cơm sầu riêng, bay xuyên qua vỏ tỏa ra ngoài. Mùi sầu riêng mạnh hơn mùi mít, người thích thì khen là thơm, ai không ưa thì cho là mùi “khó chịu”. Nói gì thì nói là hễ đã "chịu ăn" sầu riêng rồi thì thấy nó ngon-bùi-béo-thơm và ghiền luôn ...
Cây sầu riêng trổ bông ba đợt trong một năm, cho 60 đến 90 trái. Từ khi trổ bông đến khi trái đậu là 20 đến 25 ngày, và từ ngày trổ bông đến ngày kết trái và chín là 5 tháng. Mùa sầu riêng từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch. Sầu riêng khi “chín mùi” thì tự nhiên ban đêm rụng xuống gốc. Chủ vườn không ai để trái chín mùi cả, mà cắt sầu riêng trước khi chín, nhiều khi trái đem đi bán hãy còn xanh là vậy.
Mua sầu riêng phải là “người chuyên môn” mới biết trái sầu riêng nào ngon. Sầu riêng chín già bao giờ cũng ngon hơn trái non đem “dú ép” cho chín giả. Trái già nhìn vỏ có màu vàng đậm, gai nở cách xa nhau, gay to và đều. Trái vỏ còn xanh thì phần nhiều ruột chưa chín hết, cơm mỏng và không mềm. Cho nên khi mua,có người đòi người bán khoét một lỗ - gọi là thử: coi màu sắc, coi cơm cứng hay mềm, nếm ngọt lạt ... Vây mà nhiều lúc vẫn bị lầm!
Có người cho rằng sầu riêng ăn rất bổ, giúp nhuận tràng, ăn vô thấy hết mệt nhọc.Những người mà da khô hay nứt nẻ, có gai, nhất là phụ nữ, ăn nhiều sầu riêng sẽ làm cho da nhẵn mịn. Ngày xưa phụ nữ ở Malaysia thường lấy cơm của trái sầu riêng và mỡ của trái bơ làm thuốc xoa bóp cho da trở nên mịn, đẹp, chắc và bóng mịn.
Măng cụt Lái Thiêu cũng là trái cây níu kéo người Sài Gòn.
Măng cụt loại trái cây được xem là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới, trái có hình dáng đẹp dễ thương và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Trái măng cụt chín có màu tím sẫm nhìn bắt mắt, bổ ra bên trong màu trắng tinh gợi cảm, hương thơm dịu mát quyến rủ, và bạn có thể ăn no mà không sợ đầy bụng.
Măng cụt Lái Thiêu trồng theo kỷ thuật cách 6-7m/cây theo hình vuông, tàn cây không được giáp nhau nên phải tỉa cành sau mỗi vụ thu hoạch. Măng cụt được trồng từ hột cũng có đặc tính giống như cây mẹ, độ 8 - 10 tuổi mới cho trái. Cây măng cụt trổ bông thay lá vào tháng 2, tháng 3. Mùa trái chín từ tháng 5 đến tháng 7.
Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới thì măng cụt (Garania Mangostana Linn) là 1 trong 10 “siêu trái cây”, vì măng cụt là sự kết hợp hoàn hảo về nhiều mặt như:hương vị thơm ngon đặc sắc, hình dáng và màu sắc đẹp mắt, giàu dưỡng chất, có khả năng chống oxy hóa và giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh tật. Vỏ măng cụt được xắt lát, sấy khô, rồi nghiền thành bột trị bệnh kiết lỵ.
Măng cụt không chỉ có ở Lái Thiêu miền Đông, mà còn được trồng vùng Lục Tỉnh như Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, và trong đó Bến Tre măng cụt trồng xen trong vườn dừa lão. Hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 4,500 ha đất trồng măng cụt, chiếm 77% diện tích cả nước vì ở Bến Tre cây măng cụt phát triển rất tốt.
Giai thoại kể rằng vào đầu thế kỷ 17, Lái Thiêu bấy giờ còn là một vùng đất hoang với bạt ngàn rừng rậm. Trong số những người Minh Hương đầu tiên đến lập nghiệp ở Lái Thiêu, có gia đình của một người đàn ông họ Lục làm nghề gốm. Con trai của ông là Lục Thành Tài đã đem lòng yêu một cô gái người Việt, nhà ở bên kia sông Rạch Tra. Hàng ngày, cô gái thường chèo ghe, chở mắm, khô đến bán cho lò gốm.Gia đình hai bên biết được, đều ngăn cấm nhưng hai người vẫn quyết tâm tìm đến nhau. Cuối cùng, mối tình của họ đã phải kết thúc bằng hai cái chết bi thương.Sau đó, trên mộ hai người mọc lên một loài cây lạ, trái của nó có vỏ ngoài xù xì, gai góc nhưng bên trong thì thơm ngon đến lạ lùng. Người dân địa phương đã đặt tên cây là sầu riêng để tưởng nhớ tới mối tình chung thuỷ của đôi trai gái và Lái Thiêu cũng nổi danh về trái cây từ đó.
Cây sầu riêng cao trên 20m, trái nặng từ 2 – 5kg, khi chín tự rụng xuống. Điều kỳ lạ là trái sầu riêng chỉ rụng vào ban đêm nên không hề có trường hợp rơi vào đầu người. Người cho đó là do sự linh nghiệm của chàng trai Minh Hương và cô gái Lái Thiêu.
***
Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây trái. Lái Thiêu xưa là nơi hò hẹn của người Sài Gòn. Lái Thiêu là nơi người Sài Gòn cuối tuần đi đổi gió.
Lái Thiêu giờ đây ngày nào cũng phải đón khách, và đang chịu sự hủy hoại môi trường!
Lái Thiêu của người Sài Gòn xưa giờ đây phải chăng chỉ còn là kỹ niệm để nhớ để thương? Tiếc thay!
Tác giả: Nam Sơn Trần Văn Chi
Nguồn gốc tên gọi Có hai giả thuyết:
1. Trong thế kỷ 17-18, vùng Bình Dương-Lái Thiêu là nơi định cư của nhiều dân triều Minh chạy trốn triều Thanh,phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi vùng đất nầy là Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây có tên địa phương là Thù du mộc .Dân Bình Dương gọi hai loài thực vật, một cây ngắn ngày là bụp giấm (Hibiscuss abdarffa) và cây thầu dầu (Ricinus communis) bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.
2. Có giải thích khác là nơi có cây Dầu Một, là "cây dầu đứng một mình ở đầu con đường". Không hợp cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là: ngã ba, ngã tư Cây Dầu,nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu.
Bụp giấm.
Thầu Dầu
Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa
Đêm rằm mười sáu trăng treo
Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao)
Năm xưa, có bao chàng trai người Minh Hương bỏ tiền ra mua cho được chiếc giường lèo (giường bằng gổ, có chạm trỗ) với ước mong cưới được những cô con gái Việt hương sắc ở Lái Thiêu ? Không ai biết. Có điều tôi biết chắc là người Sài Gòn xưa mong cuối tuần đi Lái Thiêu đổi gió và ăn trái cây, nhứt là cứ độ từ tháng 5 đến tháng 8, là mùa trái cây ở Lái Thiêu chín rộ.
Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Đất Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Phần với đồng bằng sông Cửu Long nên thế đất bằng phẳng hơi dốc, có độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn trái. Và Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây trải rộng trên diện tích 1,250 ha.
Thuở trước, Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một. Đến tháng 12 năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Đến tháng 10 năm 1956 tỉnh Bình Dương được thành lập, bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một và một phần tỉnh Bình Long, có 5 quận, tỉnh lỵ là Phú Cường. Người Bình Dương trong lịch sử của mình đã làm nên di sản văn hóa miệt vườn “đặc trưng miền Đông” và làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ, đồ gốm và tranh sơn mài, tiếng tăm vang lừng cả nước cho tới ngày nay.
Lái Thiêu cách Sài Gòn khoảng 20 km, thuở xưa là nơi nghỉ cuối tuần tuyệt diệu “dành riêng” cho người Sài Gòn. Lái Thiêu còn nổi tiếng là điểm hò hẹn của các lứa tuổi… Lái Thiệu tuyệt vời như thế nhưng hồi đó đâu phải người Sài Gòn nào cũng biết thưởng thức Lái Thiêu đâu!
Qua khỏi cầu Bình Triệu, theo Quốc lộ 13 đi khoảng 20 phút chúng ta sẽ đi vào Lái Thiêu, một vùng đất vườn cây xanh tốt, mát lạnh (trung bình 26 độ, mùa tết 24 độ C), không khí trong lành. Vào trong làng, sâu vào là những nhà vườn, nơi đây có sông có rạch đưa nước len lỏi vào từng góc vườn, có những con đường đất đỏ quanh co theo các lùm cây rợp bóng trái trĩu trên đầu…
Người Sài Gòn đến Lái Thiêu một phần vì tiếng đồn “Sầu riêng Lái Thiêu”.
Quả không sai! Nói đến Lái Thiêu không thể không nhắc cái tên “Sầu riêng Lái Thiêu”. Trái sầu riêng ở đây được liệt vào hàng ngon, bổ nhứt và đắt giá nhứt. Sầu riêng trồng được ở Lục Tỉnh nhưng trái không ngon bằng sầu riêng trồng ở Lái Thiêu.
Người Pháp gọi trái sầu riêng là Durian, hay Durion. Người Việt mình gọi là sầu riêng, và phải chăng tiếng “sầu riêng” do ta đọc trại từ tiếng “Djoerian” của người Malaysia mà ra chăng? Trái sầu riêng không giống trái mít như có người lầm tưởng!
Cây sầu riêng có tên khoa học là Durio Zibethinus, hay Durio Capparis thuộc họ thảo mộc Malvacées hay Bombacacerae, cùng họ với cây gòn- gạo, cây bông vải. Bổ tách trái sầu riêng ra, bên trong có nhiều múi như trái gòn, trái bông vải.
Cây sầu riêng nguyên thủy mọc ở rừng Malaysia, người ở đây gọi là cây Djoerian. Người Tàu sang Malaysia buôn bán, họ mang hột về trồng tại Ấn Độ, Thái Lan, Cambodia. Đến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, có một số cố đạo truyền giáo Gia Tô theo vô xứ Lái Thiêu, và những nhà truyền giáo nầy đã mang nhiều giống cây trái lạ từ các xứ khác vào đây, trong đó có cây sầu riêng.Người Lái Thiêu kể lại, vào năm 1890 có cố đạo người Pháp tên là Cernot đem hột sầu riêng từ xứ Nam Dương về trồng ở họ đạo Tân Quy. Có lẽ đây là cây sầu riêng đầu tiên của Lái Thiêu?
Cây sầu riêng cao lớn tới 20m. Lá hình bầu hơi dài, hoa mọc ở nhánh, trái to, vỏ có gai rất nhọn. Trái cho nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 5 hột như hột mít. Hột có bao bọc một lớp cơm mềm, màu trắng vàng óng như màu mỡ gà, giống như múi mít mật, mít ráo.
Sầu riêng chín có mùi rất đặc biệt, gọi là mùi sầu riêng. Mùi xuất phát từ lớp cơm sầu riêng, bay xuyên qua vỏ tỏa ra ngoài. Mùi sầu riêng mạnh hơn mùi mít, người thích thì khen là thơm, ai không ưa thì cho là mùi “khó chịu”. Nói gì thì nói là hễ đã "chịu ăn" sầu riêng rồi thì thấy nó ngon-bùi-béo-thơm và ghiền luôn ...
Cây sầu riêng trổ bông ba đợt trong một năm, cho 60 đến 90 trái. Từ khi trổ bông đến khi trái đậu là 20 đến 25 ngày, và từ ngày trổ bông đến ngày kết trái và chín là 5 tháng. Mùa sầu riêng từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch. Sầu riêng khi “chín mùi” thì tự nhiên ban đêm rụng xuống gốc. Chủ vườn không ai để trái chín mùi cả, mà cắt sầu riêng trước khi chín, nhiều khi trái đem đi bán hãy còn xanh là vậy.
Mua sầu riêng phải là “người chuyên môn” mới biết trái sầu riêng nào ngon. Sầu riêng chín già bao giờ cũng ngon hơn trái non đem “dú ép” cho chín giả. Trái già nhìn vỏ có màu vàng đậm, gai nở cách xa nhau, gay to và đều. Trái vỏ còn xanh thì phần nhiều ruột chưa chín hết, cơm mỏng và không mềm. Cho nên khi mua,có người đòi người bán khoét một lỗ - gọi là thử: coi màu sắc, coi cơm cứng hay mềm, nếm ngọt lạt ... Vây mà nhiều lúc vẫn bị lầm!
Có người cho rằng sầu riêng ăn rất bổ, giúp nhuận tràng, ăn vô thấy hết mệt nhọc.Những người mà da khô hay nứt nẻ, có gai, nhất là phụ nữ, ăn nhiều sầu riêng sẽ làm cho da nhẵn mịn. Ngày xưa phụ nữ ở Malaysia thường lấy cơm của trái sầu riêng và mỡ của trái bơ làm thuốc xoa bóp cho da trở nên mịn, đẹp, chắc và bóng mịn.
Măng cụt Lái Thiêu cũng là trái cây níu kéo người Sài Gòn.
Măng cụt loại trái cây được xem là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới, trái có hình dáng đẹp dễ thương và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Trái măng cụt chín có màu tím sẫm nhìn bắt mắt, bổ ra bên trong màu trắng tinh gợi cảm, hương thơm dịu mát quyến rủ, và bạn có thể ăn no mà không sợ đầy bụng.
Măng cụt Lái Thiêu trồng theo kỷ thuật cách 6-7m/cây theo hình vuông, tàn cây không được giáp nhau nên phải tỉa cành sau mỗi vụ thu hoạch. Măng cụt được trồng từ hột cũng có đặc tính giống như cây mẹ, độ 8 - 10 tuổi mới cho trái. Cây măng cụt trổ bông thay lá vào tháng 2, tháng 3. Mùa trái chín từ tháng 5 đến tháng 7.
Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới thì măng cụt (Garania Mangostana Linn) là 1 trong 10 “siêu trái cây”, vì măng cụt là sự kết hợp hoàn hảo về nhiều mặt như:hương vị thơm ngon đặc sắc, hình dáng và màu sắc đẹp mắt, giàu dưỡng chất, có khả năng chống oxy hóa và giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh tật. Vỏ măng cụt được xắt lát, sấy khô, rồi nghiền thành bột trị bệnh kiết lỵ.
Măng cụt không chỉ có ở Lái Thiêu miền Đông, mà còn được trồng vùng Lục Tỉnh như Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, và trong đó Bến Tre măng cụt trồng xen trong vườn dừa lão. Hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 4,500 ha đất trồng măng cụt, chiếm 77% diện tích cả nước vì ở Bến Tre cây măng cụt phát triển rất tốt.
Giai thoại kể rằng vào đầu thế kỷ 17, Lái Thiêu bấy giờ còn là một vùng đất hoang với bạt ngàn rừng rậm. Trong số những người Minh Hương đầu tiên đến lập nghiệp ở Lái Thiêu, có gia đình của một người đàn ông họ Lục làm nghề gốm. Con trai của ông là Lục Thành Tài đã đem lòng yêu một cô gái người Việt, nhà ở bên kia sông Rạch Tra. Hàng ngày, cô gái thường chèo ghe, chở mắm, khô đến bán cho lò gốm.Gia đình hai bên biết được, đều ngăn cấm nhưng hai người vẫn quyết tâm tìm đến nhau. Cuối cùng, mối tình của họ đã phải kết thúc bằng hai cái chết bi thương.Sau đó, trên mộ hai người mọc lên một loài cây lạ, trái của nó có vỏ ngoài xù xì, gai góc nhưng bên trong thì thơm ngon đến lạ lùng. Người dân địa phương đã đặt tên cây là sầu riêng để tưởng nhớ tới mối tình chung thuỷ của đôi trai gái và Lái Thiêu cũng nổi danh về trái cây từ đó.
Cây sầu riêng cao trên 20m, trái nặng từ 2 – 5kg, khi chín tự rụng xuống. Điều kỳ lạ là trái sầu riêng chỉ rụng vào ban đêm nên không hề có trường hợp rơi vào đầu người. Người cho đó là do sự linh nghiệm của chàng trai Minh Hương và cô gái Lái Thiêu.
***
Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây trái. Lái Thiêu xưa là nơi hò hẹn của người Sài Gòn. Lái Thiêu là nơi người Sài Gòn cuối tuần đi đổi gió.
Lái Thiêu giờ đây ngày nào cũng phải đón khách, và đang chịu sự hủy hoại môi trường!
Lái Thiêu của người Sài Gòn xưa giờ đây phải chăng chỉ còn là kỹ niệm để nhớ để thương? Tiếc thay!
Tác giả: Nam Sơn Trần Văn Chi
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
BỒ VÀ VỢ
Bồ là cô gái qua đường
Vợ mới trân quí nhớ thương vô vàn
Bồ thì nũng nịu than van
Vợ lo nhà cửa lầm than vô cùng
Bồ hay mơ mộng mông lung
Vợ rất thực tế vô cùng đáng yêu
Bồ luôn đòi hỏi đủ điều
Vợ lo cơm sáng cơm chiều quanh năm
Bồ chỉ lo chuyện ăn nằm
Vợ thường chịu đựng cả năm mới tài
Bồ nào nghĩ đến tương lai
Vợ lo tính toán chuyện dài mai sau
Bồ thì chưng diện muôn màu
Vợ chỉ quanh quẩn trước sau trong ngoài
Bồ luôn đòi hỏi, ăn xài
Vợ thì vun xén một hai ba đồng ...
Bồ như chim hót trong lồng
Vợ làm vất vả cho chồng cho con
Bồ là con gái còn son
Vợ đâu có thể ỷ on suốt ngày
Bồ như có chút men say
Vợ đầy thương nhớ ngất ngây tình nồng
Bồ như một đoá hoa hồng
Vợ đẹp như cả vườn hồng ngát hương
Bồ thường giả dối yêu thương
Vợ thì chung thủy, cuối đường có nhau
Bồ đâu chịu đựợc âu sầu
Vợ luôn che dấu niềm đau trong lòng
Bồ là chỗ tựa đêm đông
Vợ mang hơi ấm tình nồng suốt năm
Bồ không một chút ân cần
Vợ thường lo lắng phân trần đúng sai
Bồ không cần biết đến ai
Vợ lo nội ngoại, nhớ ơn sinh thành
Bồ như trái chín trên cành
Vợ mang hạnh phúc an lành ấm êm
Bồ là những đứa moi tiền
Vợ hiền lại đẹp là Tiên trên đời !!!
(Sưu tầm)
Vợ mới trân quí nhớ thương vô vàn
Bồ thì nũng nịu than van
Vợ lo nhà cửa lầm than vô cùng
Bồ hay mơ mộng mông lung
Vợ rất thực tế vô cùng đáng yêu
Bồ luôn đòi hỏi đủ điều
Vợ lo cơm sáng cơm chiều quanh năm
Bồ chỉ lo chuyện ăn nằm
Vợ thường chịu đựng cả năm mới tài
Bồ nào nghĩ đến tương lai
Vợ lo tính toán chuyện dài mai sau
Bồ thì chưng diện muôn màu
Vợ chỉ quanh quẩn trước sau trong ngoài
Bồ luôn đòi hỏi, ăn xài
Vợ thì vun xén một hai ba đồng ...
Bồ như chim hót trong lồng
Vợ làm vất vả cho chồng cho con
Bồ là con gái còn son
Vợ đâu có thể ỷ on suốt ngày
Bồ như có chút men say
Vợ đầy thương nhớ ngất ngây tình nồng
Bồ như một đoá hoa hồng
Vợ đẹp như cả vườn hồng ngát hương
Bồ thường giả dối yêu thương
Vợ thì chung thủy, cuối đường có nhau
Bồ đâu chịu đựợc âu sầu
Vợ luôn che dấu niềm đau trong lòng
Bồ là chỗ tựa đêm đông
Vợ mang hơi ấm tình nồng suốt năm
Bồ không một chút ân cần
Vợ thường lo lắng phân trần đúng sai
Bồ không cần biết đến ai
Vợ lo nội ngoại, nhớ ơn sinh thành
Bồ như trái chín trên cành
Vợ mang hạnh phúc an lành ấm êm
Bồ là những đứa moi tiền
Vợ hiền lại đẹp là Tiên trên đời !!!
(Sưu tầm)
Đàn ông Việt
Đàn ông Việt hay bị phụ nữ phương Tây chê, còn phụ nữ Việt lại được đàn ông phương Tây khen ngợi và mong ước-
Bài viết của Trần Tuấn gửi cho Trương Duy Nhất.
Trong chuyến công tác Thụy Điển cách đây 10 năm, tôi có dịp trao đổi thân tình với các bạn quốc tế, những người rất yêu mến Việt Nam, một số đã từng công tác tại Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước! Vì thế, tôi được lắng nghe nhiều tâm sự của họ về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam (không về chính trị đâu nhé! nhân văn thôi!).
Trong số các câu chuyện trao đổi, có việc về phụ nữ phương Tây nhìn đàn ông Việt thế nào, và ngược lại, phụ nữ Việt trong con mắt người đàn ông phương Tây. Kết luận chung: họ cho rằng so với họ, đàn ông Việt có điểm hạn chế về thể hình, bề ngoài, lối tư duy hấp dẫn người khác giới... trong khi đó, dường như ích kỷ và tham lam, khi tạo dựng và duy trì một xã hội bất công bằng, để đàn ông Việt hưởng thụ phần nhiều hơn (so với phụ nữ Việt). Đàn ông Việt quá sướng khi tận hưởng quá nhiều ưu đãi: thiên nhiên đẹp, thức ăn ngon, phụ nữ đẹp! Trong khi phụ nữ Việt thì rất đáng yêu và đáng thương, họ thông minh, xinh đẹp (đàn ông Thụy Điển khẳng đinh rằng dưới con mắt phương tây, phụ nữ Việt Nam nằm trong số phụ nữ thông minh và đẹp nhất thế giới) nhưng hy sinh nhiều quá, làm lụng vất vả, cung phụng hết lòng cho chồng con!
Tóm lại, tôi rút ra là đàn ông Việt bị phụ nữ phương tây chê, còn phụ nữ Việt, được đàn ông phương tây khen và mong ước!
Sau này, tôi đã hỏi thêm một số đàn ông và phụ nữ mà tôi cho là họ có khả năng giúp tôi đưa ra nhận định khách quan, và mong đợi họ trả lời tôi thành thực, vì tôi muốn đi tìm sự thật!
Tôi thấy dường như những người tôi hỏi có xu hướng đồng quan điểm! Nhiều đàn ông Việt thổ lộ không mấy thành công trong hấp dẫn phụ nữ nước ngoài. Ngược lại, nhiều phụ nữ Việt đã đi nước ngoài, hoặc làm việc với người nước ngoài, cho tôi biết "tín hiệu" đánh đi từ đàn ông phương tây nhiều (tôi muốn nói tìn hiệu thực tình, muốn kết hôn thực lòng), đến mức một chị ở Bộ Giáo Dục đưa ra một kết luận là "chổi cùn rế rách vơ hết"! (ý nói, xấu đến mấy dưới con mắt người Việt, phụ nữ Việt vẫn được người đàn ông tử tế, có học thức phương tây... mê!). (mong chị em đọc bài viết này kiểm chứng cho!).
Quả thực, càng đi nhiều, biết nhiều, tôi càng... thấy chán mình, chán văn hóa "giới" của mình. Và dần tôi… biết thân phận mình hơn!
Người nông dân hàng xóm tôi sang chơi tâm sự thương con gái mình. Bà nói "…thật khó tìm được một người đàn ông tử tế cho nó lúc này! nhìn đâu cũng thấy không chơi bời nghiện hút, cờ bạc, thì lại mở miệng là chửi tục, không nói được một câu tử tế, lười biếng, lại chỉ giỏi ăn! Lấy về thêm tội! Nhìn lên mấy đứa học đi Hà Nội, mở công ty này, đầu tư chứng khoán nọ, giàu đâu chẳng thấy, chỉ thấy về hét bố mẹ bán đất bán ruộng. Mà không thế thì lại vợ nọ con kia nhức đầu. Trông ra chẳng anh nào bền, chẳng biết đâu mà lần".
Một người phụ nữ học thức, rất thông minh, xinh đẹp, công tác bên đài truyền hình, đã ly dị chồng vài năm, độ tuổi mới chớm ngoài 30, khi nhận thấy tôi trăn trở về đàn ông Việt, đã nói thẳng thắn với tôi rằng, "nếu em đi bước nữa, không bao giờ nghĩ đến đàn ông Việt!".
Quay sang câu chuyện trên ba vạn phụ nữ Việt đi lấy chồng Hàn Quốc! Và những ngày này, sống xa Hà Nội hơn trăm cây số, chuyện trò với người dân, tôi biết ở đây cũng có phong trào lấy chồng Đài Loan, Trung Quốc...
Sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, phát hiện thai sớm... đã và đang tạo ra cho các nước Á đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, sự mất cân bằng giới tính. Số đàn ông ế thừa do thiếu phụ nữ, đang gia tăng. Cũng mất cân bằng giới vì hậu quả của kỹ thuật hiện đại chẩn đoán thai sớm, đàn ông Nhật, Hàn đổ sang Trung Quốc, Mông Cổ, Đài Loan... tìm vợ! Rồi Đài Loan đổ sang Trung Quốc, Philippine. Indonesia, Việt Nam! Trung Quốc, đổ sang Việt Nam...
Và đến lượt Việt Nam, chắc chắn đàn ông Việt Nam không chịu ngồi không ế vợ! Nhưng chúng ta đổ sang đâu? Liệu đàn ông Việt Nam với văn hóa hiện tại, đi tìm vợ ở đâu? Một bộ phận chậm chân chắc phải chấp nhận thân phận sang tìm vợ ở… Lào? Cambodia?? Bangladesh??? hay sang phi châu????
Vấn đề mất cân bằng giới đang và sẽ bị trầm trọng thêm theo thời gian. Vấn đề nghiện hút (phần lớn là nam), HIV/AIDS, rồi trộm cắp, tham nhũng... vào tù (cũng phần lớn là nam giới!) lại vẫn tiếp tục… gia tăng!
Cũng có con gái ở độ tuổi lấy chồng, tôi suy từ tâm tư của tôi, vợ tôi, và cả con gái tôi! Việc phụ nữ Việt đi lấy chồng nước ngoài hàng loạt (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan...), đàn ông chúng ta mới nhìn về lý do kinh tế! Rồi quay sang cả vấn đề quản lí xã hội, quy kết chính quyền địa phương... thả nổi!
Tôi đồng ý hiện tượng phong trào kia là có lý do kinh tế!
Tôi đồng ý là có vấn đề thương trường, lừa bịp!
Tôi đồng ý có vấn đề một bộ phận phụ nữ kém hiểu biết, nông nổi!
Và đồng ý có cả vấn đề chính quyền kém cỏi!
Nhưng tất cả những cái đấy, tôi tin vẫn chưa đủ!
Để hiểu được vấn đề, phải nhìn sâu vào giá trị tương đối của đàn ông Việt, hình ảnh thực sự người đàn ông Việt trong tâm tưởng người phụ nữ! Giải quyết cái gốc là tạo lại giá trị văn hóa người đàn ông Việt. Đã đến lúc không thể dùng biện pháp hành chính ngăn cản được sự tự do hôn nhân! Không thể mong trói buộc người phụ nữ Việt bằng các ràng buộc gia đình, điều tiếng xã hội! Những cái ràng buộc đó đang trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết khi toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ số hóa!
Lúc này, tôi mới thấm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp! Trong "chút thoáng Xuân Hương", ở chuyện thứ ba, cảm giác tê tái, đắng ngắt ở người thi sĩ trước người phụ nữ Việt nơi thôn dã và câu nhận xét của người phụ nữ này: "... Đàn ông các anh như trẻ con cả! Cũng giống hệt đàn lợn của tôi, khi nào được ăn thì phởn!".
Đâu rồi hình ảnh đẹp người đàn ông Việt trong tâm tưởng của phụ nữ Âu, Á?
Tôi nhớ đến người thanh niên Hà Nội sang học ở Triều Tiên những năm đầu 70, và mối tình sâu nặng của anh với người nữ công nhân Bắc Triều Tiên. Họ vượt qua tất cả mọi cám dỗ và rào cản, vượt qua không gian im lặng mênh mông trong suốt ba chục năm trời, để rồi đến với nhau khi mái đầu đã bạc, sống cuộc đời đạm bạc ở khu tập thể Thành Công nhưng giàu vô vạn tình thương yêu!
Tôi nhớ đến mối tình đẹp như một bài ca đi cùng tháng năm khói lửa của đất nước giữa nữ nhà báo Pháp xinh đẹp và nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi, tác giả ca khúc Người Hà Nội. Vì sự nghiệp giải phòng dân tộc của Việt Nam, họ phải xa nhau, mãi giữ một tình yêu cháy bỏng hòa với tình yêu đất nước, con người Việt, đàn ông Việt!
Và tôi nhớ đến những bài thơ, bài ca khắc họa hình ảnh người đàn ông Việt trong những năm tháng khói lửa: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,
Bóng dài trên đỉnh núi cheo leo,
Núi không đè nổi, vai vươn tới,
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Tố Hữu)
“.. các anh đi,
ngày ấy đã xa rồi!
Xóm làng tôi còn nhớ mãi…
Các anh về,.
Mái ấm, nhà vui,
Tiếng hat câu cười,
Rộn ràng trong xóm nhỏ…”
(Lời bài hát “Bộ Đội Về Làng”, nhạc Lê Yên; thơ: Hoàng Trung Thông) Đất nước đổi thay. Hình ảnh người đàn ông Việt đã đổi thay? Giờ đây, thử hỏi đâu là hình ảnh đàn ông Việt trong con mắt người phụ nữ Việt? Tôi tin là, lật lại giá trị đàn ông Việt, phụ nữ Việt, ta mới hòng tìm ra con đường giải thoát cho tình trạng "lấy chồng ngoại" cực chẳng đã của người phụ nữ Việt Nam ngày nay!
Yên Thế, xuân 2011
TRẦN TUẤN
Bài viết của Trần Tuấn gửi cho Trương Duy Nhất.
Trong chuyến công tác Thụy Điển cách đây 10 năm, tôi có dịp trao đổi thân tình với các bạn quốc tế, những người rất yêu mến Việt Nam, một số đã từng công tác tại Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước! Vì thế, tôi được lắng nghe nhiều tâm sự của họ về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam (không về chính trị đâu nhé! nhân văn thôi!).
Trong số các câu chuyện trao đổi, có việc về phụ nữ phương Tây nhìn đàn ông Việt thế nào, và ngược lại, phụ nữ Việt trong con mắt người đàn ông phương Tây. Kết luận chung: họ cho rằng so với họ, đàn ông Việt có điểm hạn chế về thể hình, bề ngoài, lối tư duy hấp dẫn người khác giới... trong khi đó, dường như ích kỷ và tham lam, khi tạo dựng và duy trì một xã hội bất công bằng, để đàn ông Việt hưởng thụ phần nhiều hơn (so với phụ nữ Việt). Đàn ông Việt quá sướng khi tận hưởng quá nhiều ưu đãi: thiên nhiên đẹp, thức ăn ngon, phụ nữ đẹp! Trong khi phụ nữ Việt thì rất đáng yêu và đáng thương, họ thông minh, xinh đẹp (đàn ông Thụy Điển khẳng đinh rằng dưới con mắt phương tây, phụ nữ Việt Nam nằm trong số phụ nữ thông minh và đẹp nhất thế giới) nhưng hy sinh nhiều quá, làm lụng vất vả, cung phụng hết lòng cho chồng con!
Tóm lại, tôi rút ra là đàn ông Việt bị phụ nữ phương tây chê, còn phụ nữ Việt, được đàn ông phương tây khen và mong ước!
Sau này, tôi đã hỏi thêm một số đàn ông và phụ nữ mà tôi cho là họ có khả năng giúp tôi đưa ra nhận định khách quan, và mong đợi họ trả lời tôi thành thực, vì tôi muốn đi tìm sự thật!
Tôi thấy dường như những người tôi hỏi có xu hướng đồng quan điểm! Nhiều đàn ông Việt thổ lộ không mấy thành công trong hấp dẫn phụ nữ nước ngoài. Ngược lại, nhiều phụ nữ Việt đã đi nước ngoài, hoặc làm việc với người nước ngoài, cho tôi biết "tín hiệu" đánh đi từ đàn ông phương tây nhiều (tôi muốn nói tìn hiệu thực tình, muốn kết hôn thực lòng), đến mức một chị ở Bộ Giáo Dục đưa ra một kết luận là "chổi cùn rế rách vơ hết"! (ý nói, xấu đến mấy dưới con mắt người Việt, phụ nữ Việt vẫn được người đàn ông tử tế, có học thức phương tây... mê!). (mong chị em đọc bài viết này kiểm chứng cho!).
Quả thực, càng đi nhiều, biết nhiều, tôi càng... thấy chán mình, chán văn hóa "giới" của mình. Và dần tôi… biết thân phận mình hơn!
Người nông dân hàng xóm tôi sang chơi tâm sự thương con gái mình. Bà nói "…thật khó tìm được một người đàn ông tử tế cho nó lúc này! nhìn đâu cũng thấy không chơi bời nghiện hút, cờ bạc, thì lại mở miệng là chửi tục, không nói được một câu tử tế, lười biếng, lại chỉ giỏi ăn! Lấy về thêm tội! Nhìn lên mấy đứa học đi Hà Nội, mở công ty này, đầu tư chứng khoán nọ, giàu đâu chẳng thấy, chỉ thấy về hét bố mẹ bán đất bán ruộng. Mà không thế thì lại vợ nọ con kia nhức đầu. Trông ra chẳng anh nào bền, chẳng biết đâu mà lần".
Một người phụ nữ học thức, rất thông minh, xinh đẹp, công tác bên đài truyền hình, đã ly dị chồng vài năm, độ tuổi mới chớm ngoài 30, khi nhận thấy tôi trăn trở về đàn ông Việt, đã nói thẳng thắn với tôi rằng, "nếu em đi bước nữa, không bao giờ nghĩ đến đàn ông Việt!".
Quay sang câu chuyện trên ba vạn phụ nữ Việt đi lấy chồng Hàn Quốc! Và những ngày này, sống xa Hà Nội hơn trăm cây số, chuyện trò với người dân, tôi biết ở đây cũng có phong trào lấy chồng Đài Loan, Trung Quốc...
Sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, phát hiện thai sớm... đã và đang tạo ra cho các nước Á đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, sự mất cân bằng giới tính. Số đàn ông ế thừa do thiếu phụ nữ, đang gia tăng. Cũng mất cân bằng giới vì hậu quả của kỹ thuật hiện đại chẩn đoán thai sớm, đàn ông Nhật, Hàn đổ sang Trung Quốc, Mông Cổ, Đài Loan... tìm vợ! Rồi Đài Loan đổ sang Trung Quốc, Philippine. Indonesia, Việt Nam! Trung Quốc, đổ sang Việt Nam...
Và đến lượt Việt Nam, chắc chắn đàn ông Việt Nam không chịu ngồi không ế vợ! Nhưng chúng ta đổ sang đâu? Liệu đàn ông Việt Nam với văn hóa hiện tại, đi tìm vợ ở đâu? Một bộ phận chậm chân chắc phải chấp nhận thân phận sang tìm vợ ở… Lào? Cambodia?? Bangladesh??? hay sang phi châu????
Vấn đề mất cân bằng giới đang và sẽ bị trầm trọng thêm theo thời gian. Vấn đề nghiện hút (phần lớn là nam), HIV/AIDS, rồi trộm cắp, tham nhũng... vào tù (cũng phần lớn là nam giới!) lại vẫn tiếp tục… gia tăng!
Cũng có con gái ở độ tuổi lấy chồng, tôi suy từ tâm tư của tôi, vợ tôi, và cả con gái tôi! Việc phụ nữ Việt đi lấy chồng nước ngoài hàng loạt (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan...), đàn ông chúng ta mới nhìn về lý do kinh tế! Rồi quay sang cả vấn đề quản lí xã hội, quy kết chính quyền địa phương... thả nổi!
Tôi đồng ý hiện tượng phong trào kia là có lý do kinh tế!
Tôi đồng ý là có vấn đề thương trường, lừa bịp!
Tôi đồng ý có vấn đề một bộ phận phụ nữ kém hiểu biết, nông nổi!
Và đồng ý có cả vấn đề chính quyền kém cỏi!
Nhưng tất cả những cái đấy, tôi tin vẫn chưa đủ!
Để hiểu được vấn đề, phải nhìn sâu vào giá trị tương đối của đàn ông Việt, hình ảnh thực sự người đàn ông Việt trong tâm tưởng người phụ nữ! Giải quyết cái gốc là tạo lại giá trị văn hóa người đàn ông Việt. Đã đến lúc không thể dùng biện pháp hành chính ngăn cản được sự tự do hôn nhân! Không thể mong trói buộc người phụ nữ Việt bằng các ràng buộc gia đình, điều tiếng xã hội! Những cái ràng buộc đó đang trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết khi toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ số hóa!
Lúc này, tôi mới thấm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp! Trong "chút thoáng Xuân Hương", ở chuyện thứ ba, cảm giác tê tái, đắng ngắt ở người thi sĩ trước người phụ nữ Việt nơi thôn dã và câu nhận xét của người phụ nữ này: "... Đàn ông các anh như trẻ con cả! Cũng giống hệt đàn lợn của tôi, khi nào được ăn thì phởn!".
Đâu rồi hình ảnh đẹp người đàn ông Việt trong tâm tưởng của phụ nữ Âu, Á?
Tôi nhớ đến người thanh niên Hà Nội sang học ở Triều Tiên những năm đầu 70, và mối tình sâu nặng của anh với người nữ công nhân Bắc Triều Tiên. Họ vượt qua tất cả mọi cám dỗ và rào cản, vượt qua không gian im lặng mênh mông trong suốt ba chục năm trời, để rồi đến với nhau khi mái đầu đã bạc, sống cuộc đời đạm bạc ở khu tập thể Thành Công nhưng giàu vô vạn tình thương yêu!
Tôi nhớ đến mối tình đẹp như một bài ca đi cùng tháng năm khói lửa của đất nước giữa nữ nhà báo Pháp xinh đẹp và nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi, tác giả ca khúc Người Hà Nội. Vì sự nghiệp giải phòng dân tộc của Việt Nam, họ phải xa nhau, mãi giữ một tình yêu cháy bỏng hòa với tình yêu đất nước, con người Việt, đàn ông Việt!
Và tôi nhớ đến những bài thơ, bài ca khắc họa hình ảnh người đàn ông Việt trong những năm tháng khói lửa: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,
Bóng dài trên đỉnh núi cheo leo,
Núi không đè nổi, vai vươn tới,
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Tố Hữu)
“.. các anh đi,
ngày ấy đã xa rồi!
Xóm làng tôi còn nhớ mãi…
Các anh về,.
Mái ấm, nhà vui,
Tiếng hat câu cười,
Rộn ràng trong xóm nhỏ…”
(Lời bài hát “Bộ Đội Về Làng”, nhạc Lê Yên; thơ: Hoàng Trung Thông) Đất nước đổi thay. Hình ảnh người đàn ông Việt đã đổi thay? Giờ đây, thử hỏi đâu là hình ảnh đàn ông Việt trong con mắt người phụ nữ Việt? Tôi tin là, lật lại giá trị đàn ông Việt, phụ nữ Việt, ta mới hòng tìm ra con đường giải thoát cho tình trạng "lấy chồng ngoại" cực chẳng đã của người phụ nữ Việt Nam ngày nay!
Yên Thế, xuân 2011
TRẦN TUẤN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)